Trạng thái Sideway là gì? Chiến lược trade Forex “tuyệt đỉnh” cùng Sideway

Sideway là gì? Đây thuật ngữ thông dụng trong Forex dùng để chỉ xu hướng đi ngang của thị trường, là trạng thái ổn định của giá chứng khoán.

Trên thực tế, có trên 70% xu hướng thị trường diễn biến Sideway và khoảng 30% còn lại là diễn biến xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng. Trạng thái ổn định Sideway thoạt nhìn có vẻ không mấy tiềm năng, bởi từ trước đến nay các Trader đều trade theo xu thế tăng / giảm giá. Nhưng thực chất, thị trường Sideway lại vô cùng ý nghĩa và cần thiết trong chiến lược trade của Trader.

Bài viết dưới đây FX Là Gì sẽ làm rõ Sideway là gì và chia sẻ đến các Trader chiến lược đầu tư hiệu quả với Sideway, cùng theo dõi nhé!

Sideway là gì?

Trong Forex, Sideway là thuật ngữ cơ bản thường gặp khi nói về một diễn biến thị trường nằm ngang (biểu đồ giá đi ngang).

Chỉ báo này thường dao động giữa vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, lúc này Sideway sẽ biểu thị trạng thái ổn định nhất, không chạm đáy cũng không chạm đỉnh.

Trong giao dịch chứng khoán, trạng thái Sideway là thời điểm các tín hiệu thị trường mờ nhạt, không rõ ràng.

Thông thường các Trader sẽ tạm lắng ở trạng thái này (cân bằng nghỉ ngơi) để xem xét và đánh giá xu hướng tiếp theo của thị trường.

Sideway thường xuất hiện ở Downtrend hoặc Uptrend, thời điểm giá cổ phiếu đã vượt qua 4 điểm đảo chiều mà vẫn chưa vượt đỉnh hoặc chạm đáy.

Hay ở thời điểm các dịp Lễ, Tết khi thị trường không quá nhộn nhịp, lúc đó Sideway sẽ xuất hiện.

Trader không nên quá thất vọng nếu đang tràn đầy năng lượng giao dịch mà lại gặp phải Sideway bắt buộc nghỉ ngơi.

Theo các chuyên gia phân tích, đây là một tín hiệu Reset lại thị trường để khởi động cho một chu kỳ biến động mới.

Trader nên nắm bắt thời cơ từ Sideway, đây không hẳn là một trạng thái tồi đâu nhé!

Thị trường Sideway là gì?
Thị trường Sideway là gì?

Vì lý do gì Sideway xuất hiện?

Vì sao thị trường không biến động giá lên / xuống mãi, mà lại xuất hiện trạng thái Sideway?

Ý nghĩa của trạng thái này là gì? Một vài lý giải sau sẽ giải đáp phần nào nguyên nhân vì sao Sideway xuất hiện:

  • Thị trường Forex cũng cần phải được nghỉ ngơi, hồi lực sau quá trình hoạt động liên tục, biến động không ngừng, đây là quy luật chung của vạn vật. Nếu không có khoảng nghỉ ngơi, ổn định lại, thì sao có thể tạo ra một thị trường đầy bức phá ở chu kỳ tiếp theo được?
  • Tại những thời điểm thị trường bình ổn, cung – cầu không quá cao như: Cuối tuần, Lễ, Tết, không có sự kiện đặc biệt… thị lúc này trường tương đối buồn tẻ, đây là lúc Sideway xuất hiện
  • Trong logic về giá trị chứng khoán, thị trường sẽ không thể chỉ mãi tăng hoặc giảm mà phải có một khoảng ngang ở giữa (khoảng ổn định).

Thời điểm thị trường ở trạng thái Sideway trông có vẻ ảm đạm, nhưng nó cũng chứa đầy cơ hội cho các nhà đầu tư.

Sideway là gì mà vừa mang đến cơ hội lại vừa mang lại thách thức? Cùng làm rõ hơn ở những nội dung tiếp theo nhé!

Thời điểm Sideway Start and End?

Sideway không mang lại cho Trader những tín hiệu giao dịch rõ ràng, nhưng nếu nắm bắt đúng thời điểm bắt đầu và kết thúc của trạng thái này sẽ giúp Trader giao dịch vô cùng dễ dàng và hiệu quả đấy!

The Starting Sideway

Sideway bắt đầu xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng / giảm giá, xu hướng diễn ra càng mạnh mẽ thì tỷ lệ trạng thái Sideway xuất hiện sẽ càng cao.

Xu hướng thị trường đi ngang được ghi nhận bắt đầu khi đường hỗ trợ và đường kháng cự chạm nhau 4 lần (4 điểm đảo chiều) mà chưa tạo ra “cú hit” chạm đáy / đỉnh nào cả.

The Ending Sideway

Sideway kết thúc khi đường biểu thị giá phá vỡ và vượt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ / kháng cự, để bắt đầu một xu hướng giá mới đầy biến động.

Hoặc tại thời điểm các sự kiện, ngày Lễ, Tết… kết thúc. Đây là lúc thị trường Forex nhộn nhịp trở lại và Sideway dần lùi về sau.

Cách xác định thị trường Sideway bắt đầu và kết thúc
Cách xác định thị trường Sideway bắt đầu và kết thúc

Cách thức nhận biết Sideway là gì?

Các Trader có thể dựa vào các cách thức sau để nhận biết thị trường có đang ở trạng thái Sideway hay không, cụ thể:

Bảng Chart đơn và vùng hỗ trợ / kháng cự

Đối với các Trader mới, bảng Chart đơn là phương pháp đơn giản nhất để nhận biết thị trường có đang ở trạng thái Sideway.

Trong bảng Chart đơn, Trader chỉ cần tập trung vào đường chỉ báo xu hướng tăng / giảm giá, Sideway sẽ xuất hiện khi đáy hoặc đỉnh xu hướng cũ không thể xác lập và giá cổ phiếu chỉ dao động ở khoảng kháng cự / hỗ trợ chứ không thể phá vỡ ra khỏi giới hạn.

Một cách khác để nhận biết Sideway là sử dụng các đỉnh / đáy của các đợt sóng giá rồi nối các đỉnh / đáy đó lại với nhau.

Nếu như các đường nối không cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh / đáy cũ, chứng tỏ thị trường đang ở trạng thái Sideway.

Chỉ báo ADX

Chỉ báo dao động hay còn được gọi là Average Directional Index (ADX), là một tín hiệu dùng để nhận biết thị trường Sideway, nhận biết cụ thể bằng thang điểm đánh giá từ 0 cho đến 100.

Với chỉ báo này, khi thang điểm ADX dao động dưới mức 25 thì trạng thái Sideway sẽ xuất hiện, thang điểm này càng nhỏ thì xu hướng giá thay đổi sẽ càng yếu.

ADX không chỉ đơn thuần được dùng để nhận biết Sideway, mà đây còn là chỉ báo dùng để phân tích tiềm năng của xu hướng giá cổ phiếu.

Sideway là gì? Nhận biết Sideway nhờ chỉ báo ADX thế nào?
Sideway là gì? Nhận biết Sideway nhờ chỉ báo ADX thế nào?

Nhận biết Sideway với chỉ báo RSI là gì?

RSI là chỉ báo có biên độ dao động từ 0 cho đến 100. Tương tự như ADX, khi Trader nhìn thấy chỉ báo RSI nằm ở khoảng 40 – 60, đồng nghĩa lúc này thị trường đang ở trạng thái Sideway.

Ý nghĩa của chỉ số RSI trong Sideway là gì?

  • RSI > 70: Thị trường quá mua, đang tăng giá mạnh
  • RSI < 30: Thị trường quá bán, đang giảm giá mạnh
  • 40 < RSI < 60: Thị trường Sideway.

Dải Bollinger Band – BB

Áp dụng dải Bollinger Band (đo lường biến động giá) trong Forex cũng là một cách giúp Trader nhận biết trạng thái thị trường Sideway.

Khi dải BB thu hẹp, thị trường sẽ có xu hướng đi ngang (Sideway), khi dải BB mở rộng, thị trường đang diễn biến tăng hoặc giảm rõ ràng, có biến động mạnh mẽ.

Sử dụng chỉ báo BB để nhận biết thị trường Sideway
Sử dụng chỉ báo BB để nhận biết thị trường Sideway

Chia sẻ chiến lược trade cực kỳ hiệu quả với Sideway

Go Sideway

Khi giá Breakout vượt ra khỏi vùng kháng cự / hỗ trợ, Trader nên ngay lập tức đặt lệnh, cụ thể:

  • Nếu giá Breakout vượt ra khỏi đường kháng cự và hướng lên trên, Trader nên đặt ngay lệnh Buy.
  • Nếu giá Breakout vượt ra khỏi đường hỗ trợ và hướng xuống dưới, Trader nên đặt ngay vào lệnh Sell.

Stop Loss and Take Profit

Trader nên đặt lệnh cắt lỗ tại:

  • Bên dưới đường kháng cự và lệnh Buy
  • Hoặc bên trên đường hỗ trợ và lệnh Sell.

Vậy còn chốt lời trong Sideway là gì?

  • Trader có thể đặt lệnh chốt lời trong Sideway khi tỷ lệ chốt lời / cắt lỗ là R:R, hay nói cách khác kỳ vọng của Trader về xu hướng giá bằng khoảng cách từ đường hỗ trợ đến đường kháng cự.
Chiến lược trade cùng thị trường Sideway
Chiến lược trade cùng thị trường Sideway

Những lưu ý khi gặp thị trường Sideway là gì?

Trạng thái Sideway có thể kéo dài một vài ngày cho đến một vài tháng, không có giới hạn thời gian cụ thể.

Trong thời gian này, Trader nên nghiêm túc  xây dựng chiến lược trade phù hợp để chuẩn bị cho một xu hướng giá mới khi trạng thái “đóng băng” bị phá vỡ.

Chủ động giao dịch

Khi thị trường ở trạng thái Sideway, cổ phiếu mà Trader nắm giữ chắc chắn sẽ bị mất giá, do đó các Trader cần phải quan sát biến động thị trường một cách sát sao, không bỏ qua bất kỳ tiểu tiết nào. 

Chủ động trong mọi phiên giao dịch để nắm bắt tất cả các cơ hội sẽ đến với mình, để đảm bảo rằng phần trăm lợi nhuận tăng trưởng theo đúng chiến lược đề ra hoặc cắt lỗ đúng điểm cho phép.

Tăng biên an toàn

Khi thị trường Sideway, đồng nghĩa với giá mua và giá bán đang không quá chênh lệch với nhau.

Lúc này, Trader nên cân nhắc nâng mức biên an toàn lên. Thông thường, 5 đến 10% so với thời điểm Uptrend là tỷ lệ lý tưởng để Trader giảm thiểu tối đa nguy cơ cổ phiếu giảm giá sâu ngay sau trạng thái Sideway.

Bên cạnh đó, Trader cũng nên lưu ký chứng khoán lại, đây sẽ là dữ liệu đảm bảo an toàn và quyền lợi của Trader suốt quá trình tham gia thị trường.

Chờ thị trường Breakout hoặc Breakdown

Giai đoạn Breakout hoặc Breakdown là thời điểm trạng thái Sideway sẽ bị phá vỡ. Theo lý thuyết, Sideway càng lâu thì giai đoạn Breakout sẽ ngày càng mạnh mẽ.

Nhờ vào đặc điểm này, Trader có thể áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, cùng với các chỉ báo kỹ thuật để dự đoán tương đối chính xác thời điểm hưởng lợi từ biến động thị trường Breakout hoặc Breakdown.

Chờ Breakout trong Sideway
Chờ Breakout trong Sideway

Câu hỏi liên quan

Sideway trong Crypto là gì?

Sideway trong Crypto là trạng thái nến giá đi theo đường ngang, ở một biên độ ổn định và không hình thành nên bất kỳ xu hướng cụ thể nào cả.

Sideway up là gì?

Sideway up là thuật ngữ dùng để nói về xu hướng thị trường vừa tích lũy, lại vừa tăng. Hay nói cách khác, thị trường đang tăng từ từ một cách chậm rãi.

Sideway down là gì?

Sideway down thường gặp ở cuối xu hướng Downtrend hoặc Uptrend. Khi giá đã trải qua qua 4 điểm đảo chiều mà vẫn chưa hình thành được đỉnh hoặc đáy mới.

Câu hỏi mở rộng thị trường Sideway
Câu hỏi mở rộng thị trường Sideway

Lời kết

Sideway là trạng thái mà giá cổ phiếu có biên độ dao động hẹp (biến động không đáng kể). Giai đoạn này sẽ tạo ra sự phân vân cho Trader trong việc xác định xu hướng mới của thị trường.

Tuy nhiên, không quá khó khăn để Trader có thể nhận biết chính xác Sideway và tìm kiếm một cơ hội đột phá mới.

Bởi có nhiều cách thức nhận biết Sideway như: Bảng Chart đơn, vùng hỗ trợ và kháng cự, chỉ báo ADX, chỉ báo RSI, dải Bollinger Band…

Hơn thế, chủ động trong mọi giao dịch, tăng biên độ an toàn và chờ thị trường Breakout hoặc Breakdown… là những phương pháp giúp gia tăng hiệu quả chiến lược giao dịch của Trader.

Qua những thông tin mà fxlagi.com chia sẽ, hy vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của Trader về Sideway là gì và những thông tin liên quan đến trạng thái này trong Forex. Chúc Trader giao dịch hiệu quả cùng chiến lược Sideway!

Rate this post

Bài viết mới nhất

Sàn giao dịch uy tín

Sàn XTB

Sàn uy tín được cấp phép
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn XM

Nội dung nghiên cứu xuất sắc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn Exness

Hơn 12 năm hoạt động
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn ICMarkets

Sàn giao dịch đến từ Úc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Có thể bạn quan tâm...

Mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu, đầu tư Quỹ ETF hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
Mở tài khoản và đầu tư hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
DMCA compliant image