Tìm hiểu Khái niệm phân tích kỹ thuật là gì?

Cùng tìm hiểu khái niệm phân tích kỹ thuật là gì cùng một số vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây của chúng tôi để biết rõ về phương pháp này mọi người nhé!

Phân tích kỹ thuật là gì? Là một trong những thắc mắc mà nhiều nhà đầu tư mới cần phải lưu ý trước khi thực hiện giao dịch, để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Cụ thể, dựa trên những kết quả của quá trình phân tích này, nhà đầu tư có thể cân nhắc đưa ra khuyến nghị SELL – BUY trên thị trường. Một số thông tin liên quan sẽ có trong phần bên dưới của bài viết hôm nay.

Tìm hiểu khái niệm phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật hay trong thuật ngữ tiếng Anh là Technical Analysis, được hiểu là một trong 2 phương pháp phân tích chính ở lĩnh vực giao dịch chứng khoán hay Forex nói chung.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, các nhà giao dịch sẽ căn cứ vào phân tích biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cũng như khối lượng giao dịch của cổ phiếu, chứng khoán, ngoại hối,… để phát hiện ra các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu. 

Và từ đó, họ có thể cân nhắc đến việc mua – bán hoặc giao dịch giữ cùng với những thời điểm có thể thực hiện giao dịch trên thị trường.

Xét về bản chất, quan điểm phân tích kỹ thuật cho rằng các kết quả trong quá khứ có xu hướng quy luật mang tính lặp lại, vì vậy có thể dùng để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.

Đặc điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật là gì?

Nếu như phương pháp phân tích cơ bản được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phương pháp phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu giá cả cổ phiếu, chứng khoán, ngoại hối và khối lượng giao dịch.

Các công cụ được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật được phân tích nhằm xem xét các tác động của hành vi cung – cầu đối với một cổ phiếu sẽ có khả năng ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào.

Thông thường, nhà giao dịch sẽ đánh giá của phương pháp phân tích kỹ thuật là gì và sử dụng nó trong các chiến thuật đầu tư ngắn hạn.

Đặc điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật là gì?
Đặc điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật là gì?

Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì?

Về ưu điểm 

Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định các tín hiệu và thông qua đó phân tích xu hướng giá của chứng khoán.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư.

Phân tích kỹ thuật có kết quả tương đối phù hợp để nhà đầu tư có thể xác định điểm mua vào và điểm bán ra của cổ phiếu.

Về nhược điểm

Thực tế mà nói trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động khác vào quá trình thực hiện giao dịch mà chúng không thể lường trước, thậm chí là không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật.

Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản nói chung chỉ mang tính tham khảo tương đối, không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để có khả năng hạn chế tác động của các biến động bất lợi gây ảnh hưởng không tốt đến danh mục đầu tư của mình.

Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì?
Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì?

Vai trò của phân tích kỹ thuật là gì trong khi thực hiện giao dịch?

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.

Công cụ hỗ trợ báo động

Phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ (breakout) ở các ngưỡng an toàn, bao gồm cả hỗ trợ và kháng cự.

Từ đó có thể thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thay vì cứ dao động quanh một mức giá cũ.

Đối với các nhà giao dịch, việc nhận ra các dấu hiệu cho thấy sự thay đổi mức giá ở thời điểm càng sớm sẽ giúp cho họ có thể đưa ra hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời, không bị ảnh hưởng đến giá mua hoặc giá bán.

Công cụ xác nhận

Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phân tích kỹ thuật khác hoặc các kết quả phân tích cơ bản khác để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán, cổ phiếu, ngoại hối.

Việc kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư có được kết luận hợp lý và tối ưu hơn.

Công cụ dự đoán

Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của các phân tích kỹ thuật có thể dự đoán giá tương lai với hy vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán

Một số phương pháp phân tích kỹ thuật

Trên thực tế, có rất nhiều trường phái và phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số phương pháp thông dụng nhất. Cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích đồ thị nến Nhật – Candlestick Charting

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick), biểu đồ hình nến hay mô hình nến là phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến.

Sử dụng biểu đồ nến giúp nhà đầu tư đánh giá hướng đi của thị trường. Trên một biểu đồ nến sẽ có rất nhiều nến, mỗi cây nến được cấu tạo từ các thành phần cơ bản, bao gồm nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ).

Phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory)

Sóng Elliott (EWT) là một nguyên tắc hay lý thuyết mà các trader và nhà đầu tư áp dụng trong việc phân tích kỹ thuật được công bố vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước.

Lý thuyết này được xây dựng dựa trên ý tưởng thị trường tài chính được diễn ra theo các mẫu thức nhất định có sự cảm tính thị trường ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng có sự luân phiên giữa việc tăng giá và giảm giá.

Với vai trò là 1 công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, phương pháp ứng dụng sóng Elliott có thể xác định được chu kỳ cũng như xu hướng của thị trường tài chính khác nhau. Trong đó, tập trung nhất là ở thị trường cổ phiếu, chứng khoán và cũng có thể là ngoại hối.

Phương pháp ứng dụng mô hình đảo chiều (Reversal) 

Mô hình Reversal hay còn được biết đến là mô hình gồm một hoặc nhiều nến nằm cách biệt và ngăn cách với phần còn lại của biểu đồ bằng những khoảng trống (gap).

Đây được biết đến như mô hình đảo chiều có thể xuất hiện trong cả hai xu hướng tăng hoặc giảm. Nếu mô hình này xuất hiện khi giá tăng, mô hình cho tín hiệu đảo chiều sang giảm, còn ngược lại nếu xuất hiện khi giá giảm, thì tín hiệu sẽ đảo chiều sang tăng.

Mô hình đảo chiều Reversal yêu cầu phải có các khoảng trống (tức là gap đã đề cập ở trên) nên thường dễ bắt gặp ở những biểu đồ khung thời gian lớn chẳng hạn như ngày hoặc tuần.

Phương pháp phân tích lý thuyết Dow (Dow Theory)

Lý thuyết Dow không có sách hay tài liệu thống nhất mà đó là quan điểm của được các nhà phân tích và bình luận về sau tổng hợp từ các bài viết, phát biểu của cha đẻ Dow Theory – ông Charles Dow mà hình thành nên.

Lý thuyết Dow dựa trên việc phân tích các mức cao và thấp của biến động thị trường, để cố gắng dự đoán xu hướng của thị trường.

Theo lý thuyết Dow, tầm quan trọng của các mức cao và thấp của giá thị trường nằm ở chỗ chúng có lịch sử giao dịch như thế nào. 

Hãy tham khảo số phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến không nên bỏ qua
Hãy tham khảo số phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến không nên bỏ qua

Bên cạnh những phương pháp phân tích kỹ thuật này thì còn có một số phương pháp như: ứng dụng dãy số fibonacci (Fibonacci Series), phương pháp phân tích xu hướng (Trendline Charting), ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point),… mà các nhà giao dịch có thể tiến hành cân nhắc tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Hy vọng thông qua bài viết về phân tích kỹ thuật là gì trên đây, mọi người có thể hiểu rõ thêm về vấn đề này. Đồng thời, nhận thấy tầm quan trọng của các phương pháp phân tích kỹ thuật trong quá trình thực hiện giao dịch. 

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Sàn giao dịch uy tín

Sàn XTB

Sàn uy tín được cấp phép
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn XM

Nội dung nghiên cứu xuất sắc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn Exness

Hơn 12 năm hoạt động
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn ICMarkets

Sàn giao dịch đến từ Úc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Có thể bạn quan tâm...

Mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu, đầu tư Quỹ ETF hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
Mở tài khoản và đầu tư hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
DMCA compliant image