Dữ liệu PMI là gì? Vai trò của PMI trong đầu tư tài chính

Dữ liệu PMI là chỉ số quản lý thu mua, là chỉ số quan trọng của nền kinh tế, dùng để đo lường hiệu quả mua hàng trong sản xuất kinh doanh, tín hiệu đầu tư quan trọng. 

Với các nhà phân tích cơ bản, dữ liệu PMI là một công cụ hữu ích để đo lường biến động giá thị trường. Không những hữu ích với nhà đầu tư, dữ liệu này còn cần thiết với nền kinh tế quốc gia, là nền tảng để đưa ra các quyết định quan trọng thúc đẩy kinh tế. 

Dữ liệu PMI là gì? 

PMI có tên đầy đủ là Purchasing Managers Index. Dịch sang tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là Chỉ số quản lý thu mua. Dữ liệu thu mua PMI sẽ được công bố hàng tháng và cơ quan công bố là Viện quản lý Cung ứng của từng quốc gia cũng như Markit Group (Tập đoàn đa quốc gia về thông tin kinh tế). 

 PMI được xem là chỉ số quan trọng của nền kinh tế. Bất cứ quốc gia nào cũng vậy, thông qua PMI, có thể thấy được tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất và dịch vụ. Vì nó phản ánh được tình hình thu mua hàng, thu mua nguyên liệu sản xuất.

Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tổng thể số lượng hàng hóa cũng như tình hình giá thành sản phẩm. Nói cách khác, nó phản ánh được điều kiện kinh doanh cũng như tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đang diễn ra thế nào. 

Có 5 dữ liệu chính trong chỉ số PMI:

  • Dữ liệu về đơn đặt hàng mới
  • Dữ liệu về sản lượng hàng hóa
  • Dữ liệu về việc làm
  • Dữ liệu về thời gian giao hàng
  • Dữ liệu về tồn kho

Chỉ số PMI được tính toán hàng tháng. Kết quả của nó lấy từ khảo sát của 400 giám đốc sản xuất ở 400 doanh nghiệp đại diện trong quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ được chia theo nhóm. Phân loại nhóm dựa trên lĩnh vực sản xuất, quy mô sản xuất, đóng góp của doanh nghiệp vào GDP quốc nội. 

Click vào đây để đầu tư fx với số vốn 10 usd cùng sàn giao dịch tài chính được cấp phép uy tín hàng đầu thế giới

Dữ liệu PMI
PMI là dữ liệu về tình hình thu mua trong sản xuất, được công bố hàng tháng

Phân loại PMI

Dữ liệu thu mua PMI sẽ được phân thành 2 loại. Đó chính là PMI sản xuất và PMI phi sản xuất (dịch vụ). Cụ thể:

Chỉ số thu mua PMI sản xuất

Chỉ số PMI trong ngành sản xuất sẽ được dùng để phản ánh sức mua hàng để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất. Trong dữ liệu này, sẽ có các trọng số chính được phản ánh cụ thể bằng số liệu:

  • Tình hình đơn hàng mới: 30%
  • Tình hình sản xuất: 25%
  • Tình hình giao hàng từ nhà cung cấp: 15%
  • Tình hình hàng tồn kho: 10%
  • Tình hình việc làm: 20%. 

Chỉ số PMI dịch vụ

Chỉ số PMI này được xem là chỉ số dữ liệu thu mua hỗn hợp. Nó được tính toán để dự đoán các điều kiện kinh tế tiếp theo trong ngành phi sản xuất. Trong dữ liệu được công bố sẽ có các chỉ số quan trọng:

  • Phần trăm về hoạt động kinh doanh
  • Tỷ lệ phần trăm về đơn hàng mới
  • Tỷ lệ phần trăm về việc làm
  • Tỷ lệ phần trăm về tình hình giao hàng từ nhà cung cấp. 

Chỉ số PMI được tính như thế nào?

Sau mỗi khảo sát và có được câu trả lời từ bảng khảo sát cụ thể, chỉ số PMI sẽ được tính toán và công bố với công thức sau:

PMI = (P1*1) + (P2*0.5) + (P3*0)

Trong đó:

  • P1: Tổng số phần trăm các câu trả lời cho thấy sự cải thiện
  • P2: Tổng số phần trăm các câu trả lời cho thấy sự không thay đổi
  • P3: Tổng số phần trăm cho thấy câu trả lời về sự suy giảm

Giá trị của PMI sẽ dao động từ 0 – 100. Trong đó, số 50 sẽ được lấy làm cột mốc để phân tích tình hình kinh tế:

  • Nếu PMI < 50, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm
  • Nếu PMI = 50, nền kinh tế đang ổn định, thị trường cân bằng
  • Nếu PMI > 50, nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt

Tất nhiên, đây chỉ là thông số mang tính dự báo cho nền kinh tế. Doanh nghiệp và nhà đầu tư khi đã có được dữ liệu thu mua PMI cũng cần phải cân đối, so sánh với số liệu PMI dự báo. Vì các dự báo được đưa ra từ các chuyên gia kinh tế và dự báo được xác lập dựa trên tình hình kinh tế cụ thể. 

Như vậy, nếu chỉ số PMI giống với dự báo, nền kinh tế đang ổn định. Còn nếu dữ liệu thực tế cao hơn dự báo thì nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, giá trị tiền tệ cũng vì vậy mà sẽ tăng lên và ngược lại. 

Tầm quan trọng của dữ liệu PMI 

Chỉ số thu mua PMI là một trong những nội dung quan trọng với nền kinh tế. Có thể nói, thông qua chỉ số này, chúng ta có thể thấy được thực trạng sức khỏe của nền kinh tế. Không chỉ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cũng sẽ có được cái nhìn tổng quan về kinh tế và thị trường. 

Với nền kinh tế

  • Chỉ số PMI sẽ giúp nhà nước và chính phủ đưa ra các quyết định trọng yếu cho nền kinh tế: Từ chính sách tiền tệ, lãi suất, đến chính sách hỗ trợ kinh tế. 
  • Doanh nghiệp đánh giá được tình hình và tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia. Từ đó sẽ có những điều chỉnh đầu tư phù hợp. Với các dự án đa quốc gia hoặc thu hút đầu tư nước ngoài, PMI là một công cụ quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định. 
  • Các doanh nghiệp sẽ có quyết định phù hợp về tình hình thu mua hàng hóa. Không chỉ đánh giá được tình hình sản lượng và giá thành. Doanh nghiệp cũng có thể từ đó đưa ra được quyết định sản xuất, đầu tư dây chuyền sản xuất, xem xét lượng hàng tồn kho… Từ đó sẽ xây dựng được kế hoạch sản xuất cho các tháng tiếp theo. 
  • Chỉ số thu mua PMI sẽ tác động đến các đơn vị cung ứng. Họ có thể thông qua PMI để điều chỉnh giá cả và chiến lược phù hợp tình hình cụ thể của thị trường. Ví dụ như khi PMI tăng cao, có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất tốt, nhu cầu mua nguyên liệu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao. Đơn vị cung ứng có thể ước lượng nhu cầu cũng như tồn kho của các doanh nghiệp thu mua. Từ đó có chính sách điều chỉnh hàng hóa và giá cả. Ngược lại, nếu PMI thấp, tình hình sản xuất ngừng trệ, nhu cầu mua hàng cũng giảm. Đơn vị cung ứng có thể điều chỉnh giảm khá hoặc có các chính sách kích cầu mua hàng. 

Từ lịch sử công bố dữ liệu thu mua PMI, có thể thấy chỉ số này luôn có xu hướng đi trước, dẫn đầu các biến động của nền kinh tế. Nó tỷ lệ thuận với các dữ liệu GDP, dữ liệu sản xuất công nghiệp, dữ liệu việc làm… Đây đều là các dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng, mang tính quyết định đến nền kinh tế của một quốc gia. 

Dữ liệu PMI
PMI cho thấy được tình trạng sức khỏe cụ thể của nền kinh tế

Với nhà đầu tư tài chính

Chỉ số PMI không chỉ cần thiết với nền kinh tế. Với các nhà đầu tư tài chính như forex, vàng, cổ phiếu, chỉ số… đây cũng là một công cụ quan trọng để phân tích thị trường. Nó phản ánh tổng thể tình hình kinh tế. Và bức tranh về sức mua hàng và khả năng sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện rất rõ nét qua PMI. 

Khi chỉ số PMI nhỏ hơn 50, nhà đầu tư có thể thấy được tình hình kinh tế đang suy yếu. Thậm chí nếu chỉ số giá trị quá nhỏ thì nền kinh tế đang gặp khó, có thể đến giai đoạn suy thoái trầm trọng. Lúc này, nhà đầu tư nên cẩn trọng và chọn các sản phẩm an toàn, ví dụ như vàng hoặc đầu tư vào các loại hàng hóa cơ bản.

Còn ngược lại, nếu PMI lớn hơn 50, bức tranh thị trường đang rất sáng sủa. Lúc này, những loại tài sản có tính rủi ro cao, lợi nhuận lớn đều sẽ là những kênh đầu tư thú vị. Ví dụ như cổ phiếu, chứng khoán, forex hay chứng chỉ quỹ…

Dữ liệu PMI
Chỉ số PMI giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định giao dịch hiệu quả

Ưu nhược điểm khi sử dụng chỉ số PMI trong đầu tư

Có thể thấy, chỉ số PMI là thước đo quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, muốn giao dịch hiệu quả với chỉ số này, chúng ta cũng cần hiểu được những ưu nhược điểm cụ thể của nó.

Ưu điểm:

  • Dữ liệu thu mua PMI được khảo sát trực tiếp từ các giám đốc thu mua. Thông tin thực tế, trực quan tương ứng tình hình doanh nghiệp. Vì vậy nó có độ chính xác cao.
  • Dựa vào PMI, chúng ta có thể nắm được sơ bộ tình hình kinh tế quốc gia. Từ đó có được các điều chỉnh kịp thời cho khoản đầu tư của mình. 
  • Chỉ số PMI được công bố đều đặn hàng tháng. Gần như các quốc gia lớn trên thế giới đều công khai dữ liệu này. Có nghĩa là, nó là một chỉ số trẻ, mới, cập nhật liên tục, và tình hình kinh tế sẽ được nắm bắt kịp thời nhất. 

Nhược điểm:

  • Khảo sát chỉ được thực hiện ở 400 công ty. Chính vì vậy, phạm vi phản ánh vẫn không thực sự rộng lớn. Nó chỉ có thể phản ánh được tình trạng sản xuất cơ bản. Nó khó có thể bao quát hết được toàn bộ lực lượng lao động trong ngành sản xuất. 
  • Các khảo sát được dựa trên cá nhân, là các giám đốc thu mua của các doanh nghiệp. Nó thực tế nhưng lại cũng mang tính chủ quan. Một bài thống kê sẽ không chính xác với điều kiện thực tế. 
Dữ liệu PMI
Các kết quả khảo sát từ PMI thỉnh thoảng có thể sai lệch vì yếu tố chủ quan

Xem cập nhật dữ liệu PMI ở đâu?

Mỗi quốc gia sẽ có thời điểm cụ thể để công bố dữ liệu thu mua PMI. Và nhà đầu tư hoàn toàn có thể xem được nó ở các trang tin tài chính. Cụ thể ở đây là Lịch kinh tế.

Lịch kinh tế được tích hợp trong các nền tảng đầu tư hiện đại như xStation 5 của sàn ngoại hối XTB. Tại đây, trader không chỉ có thể cập nhật PMI hàng tháng. Bạn cũng có thể xem rất nhiều tin tức kinh tế quan trọng khác như GDP, lạm phát, thông tin lãi suất, dữ liệu việc làm…

Không chỉ thể hiện thông tin PMI ở từng tháng, xStation 5 còn thống kê chi tiết công bố dữ liệu qua từng tháng. Lịch sử được lưu lại và hiển thị bằng đồ thị trực quan vô cùng sinh động, cụ thể.

Nhà đầu tư có thể thông qua đó nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó trong một giai đoạn dài. Từ đó, các quyết định đầu tư cũng sẽ được đưa ra chuẩn xác và hiệu quả hơn. 

Dữ liệu PMI
Dữ liệu thu mua PMI tính từ tháng 9/2020 – 9/2023 của Vương Quốc Anh được thống kê tại xStation 5

Kết luận

Chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về dữ liệu PMI cũng như tầm quan trọng của nó trong đầu tư. Hy vọng thông tin bài viết hữu ích, giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ phân tích thị trường hiệu quả. 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Sàn giao dịch uy tín

Sàn XTB

Sàn uy tín được cấp phép
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn XM

Nội dung nghiên cứu xuất sắc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn Exness

Hơn 12 năm hoạt động
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn ICMarkets

Sàn giao dịch đến từ Úc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Có thể bạn quan tâm...

Mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu, đầu tư Quỹ ETF hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
Mở tài khoản và đầu tư hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
DMCA compliant image