CFD là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của CFD

CFD là gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi quan tâm đến thị trường đầu tư ngoại hối Forex hấp dẫn hiện nay. 

CFD là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với những ai tham gia vào thị trường mua bán ngoại tệ Forex.

Tuy nhiên, để hiểu rõ về CFD thì không phải ai cũng hiểu được. Các nhà giao dịch cần nắm rõ về hợp đồng CFD để có thể giao dịch một cách hiệu quả nhất cũng như chinh phục thị trường tài chính hiện nay. Hãy cùng fxlagi.com tìm hiểu về khái niệm CFD ngay sau đây.

Tìm hiểu CFD là gì?

CFD là từ viết tắt của Contract for Difference, nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Đây là một dạng hợp đồng được thực hiện nhờ vào sự chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh.

Theo như cách định nghĩa này, CFD có thể khá khó hiểu đối với nhiều người. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì CFD là một hình thức được mô phỏng theo cách giao dịch thông thường hiện nay. Nghĩa là dựa vào chênh lệch giá sản phẩm ở mức đóng và mở để kiếm lời.

Với giao dịch truyền thống, các trader sẽ tìm kiếm một lĩnh vực hoặc sản phẩm họ cho là có tiềm năng tăng giá sau khi mua.

Nếu giá tăng đúng như dự đoán, nhà giao dịch sẽ bán sản phẩm đi. Khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận hoặc khoản lỗ nếu sản phẩm giảm giá.

Hình thức giao dịch CFD này mang lại sự ưu việt hơn mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia để sở hữu sản phẩm, chỉ cần có được số vốn lớn. 

Giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD là gì?
Giao dịch CFD là gì?

CFD là hình thức giao dịch dựa trên hoạt động thay đổi giá giữa thời điểm mở – đóng hợp đồng. Bên bán sẽ trả cho bạn mức chênh lệch tính theo giá hợp đồng, nếu là khoản lỗ, bên mua sẽ phải thanh toán mức chênh lệch này.

Nền tảng MT4, MT5 là những nền tảng sở hữu công cụ tiên tiến cho giao dịch CFD. Nó cho phép tối ưu hóa chiến lược đầu tư của bạn.

Ngoài ra, trader còn có thể giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau như cổ phiếu, tiền điện tử, hàng hóa, chỉ số chứng khoán,…

Do đó, bạn cần biết cách giao dịch CFD một cách bài bản để có thể thực hiện chiến lược cá nhân hoàn chỉnh. Để đánh giá khách quan thì thị trường CFD mang lại nhiều lợi nhuận hơn. 

Cách thức hoạt động của hợp đồng CFD

Cách thức hoạt động của CFD
Cách thức hoạt động của CFD

Như đã nói, CFD là hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên mua – bán về giá trị của một tài sản cụ thể. Khi kết thúc hợp đồng, nếu giá tài sản tăng so với ban đầu thì người mua thu lợi. Ngược lại, giá giảm thì người mua lỗ và người bán sẽ lời. 

Ngoài ra, các trader CFD còn có thể tham gia bán khống. Có nghĩa là thay vì chỉ mua các sản phẩm mà bạn nghỉ giá tăng thì bạn có thể bán khi dự đoán rằng sản phẩm sẽ giảm giá.

Từ đó có thể thấy, giao dịch CFD là một hình thức giao dịch ưu việt cả hai chiều. Trong đó, các yếu tố như chính trị, kinh tế, đại dịch, thiên tai,… có thể tác động đến các sản phẩm, con người, Công ty,.. Tuy nhiên đối với CFD thì bạn luôn có thể kiếm tiền trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Ví dụ về hợp đồng CFD

Giả sử bạn là trader muốn đầu tư vàng và giá hiện tại đang là 1670 USD/ounce. Bạn tin rằng trong 2 ngày sắp tới vàng sẽ tăng giá, do đó bạ quyết định đặt lệnh “Buy”.

Sau 2 ngày, giá vàng tăng lên 1690 USD/ounce và bạn quyết định đóng lệnh. Bạn sẽ thu hồi được tiền lời là 30 USD/ounce.

Tuy nhiên, trường hợp giá vàng giảm xuống 1650 USD/ounce thì bạn có thể đóng lệnh nếu như sợ giá vàng tiếp tục giảm.

Lúc này bạn lỗ 20 USD/ounce. Dĩ nhiên, chỉ khi bạn đóng lệnh bạn mới mất số tiền trên. Nếu như bạn vẫn tin giá vàng sẽ tăng trở lại, bạn có thể chờ đến khi vàng tăng mới đóng lệnh.

Lúc này, sẽ có 2 khả năng xảy ra, một là vàng tăng như dự tính, bạn sẽ có lời. Ngược lại, nếu vàng giảm đến mức tài khoản không đủ sức chịu đựng nữa thì bạn có thể bị cháy tài khoản. 

Từ ví dụ trên, có thể thấy CFD ngoài dựa trên thay đổi giá cả thời điểm đóng – mở lệnh còn dựa trên vị thế đóng – mở để khẳng định rằng trader lãi hay lỗ với hợp đồng CFD. 

Đặc điểm của hợp đồng CFD là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu về CFD là gì, tiếp theo bạn cần nắm rõ về đặc điểm của loại hợp đồng chênh lệch giá này. Hợp đồng CFD có những đặc điểm như sau:

  • CFD hay hợp đồng chênh lệch giá là 1 sản phẩm phái sinh
  • Các nhà giao dịch không sở hữu sản phẩm mà họ giao dịch
  • Nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy khi thực hiện giao dịch CFD
  • Nhà giao dịch chỉ tính khoản lãi và khoản lỗ của hợp đồng CFD một khi họ thực sự đóng lệnh.

Ai là nhà cung cấp hợp đồng chênh lệch CFD?

Sàn Forex là nền tảng trung gian
Sàn Forex là nền tảng trung gian

Các sàn giao dịch Forex hoặc các broker chính là nền tảng trung gian nhận lệnh của trader.

Sau đó, nó sẽ thay các trader thực hiện các lệnh giao dịch này. Để thực hiện một giao dịch CFD, bạn cần mở tài khoản giao dịch trực thuộc của một sàn Forex nhất định.

Sau khi hoàn tất các bước trong thủ tục đăng ký, bạn tiến hành thực hiện các lệnh trên giao dịch để kiếm lời.

Tính từ thời điểm mở lệnh, nếu lệnh dương có lời, số tiền sẽ được cộng vào tài khoản của nhà đầu tư ngay lập tức.

Nếu là lệnh âm, tức là bạn thua lỗ, khoản tiền lỗ này sẽ được trừ trực tiếp trên tài khoản của nhà đầu tư khi đóng lệnh. Lúc này, sàn Forex sẽ là nơi thu về số tiền này. 

Ưu và nhược điểm của việc giao dịch trên thị trường CFD?

Ưu điểm của thị trường CFD

Sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính
Sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính

Không cần phải sở hữu 1 tài sản thật vì tính chất của giao dịch CFD là giao dịch dựa vào giá trị tài sản. Điều này giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được số vốn đầu tư đáng kể và kiếm lợi hiệu quả

  • Sự hỗ trợ từ đòn bẩy tài chính: với công cụ đòn bẩy cực cao mà nền tảng giao dịch cung cấp, bạn có thể mở rộng vị thế của mình nhiều hơn chỉ với một số vốn thấp để đầu tư kiếm lời.
  • Danh mục đầu tư phong phú: thị trường giao dịch CFD bao gồm rất nhiều các loại sản phẩm như chỉ số CFD, cổ phiếu CFD, CFD Forex, tiền điện tử CFD,… Từ đó, bạn có đa dạng các sự lựa chọn hơn để đầu tư. 
  • Chi phí giao dịch thấp: trong đầu tư CFD, chi phí giao dịch hay còn gọi là các phí chênh lệch spread, phí hoa hồng, phí qua đêm khá thấp. Các loại phí này được các nhà môi giới ưu đãi cho khách hàng khá cao. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc hao tốn quá nhiều vào khoản phí này. 

Một số hạn chế của thị trường CFD

  • Đòn bẩy giúp tăng lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nhưng rủi ro luôn đi kèm. Bạn cần chuẩn bị cho mình đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để có thể quản lý tốt rủi ro.
  • Nếu giao dịch CFD dài hạn thì rủi ro càng nhiều hơn, các chi phí cũng tăng đáng kể so với các loại hình đầu tư khác.

Như vậy, fxlagi.com đã chia sẻ đến bạn CFD là gì, cách thức hoạt động cũng như những đặc điểm của nền tảng giao dịch này.

Để hiểu thêm về CFD là gì? Hãy cùng xem thêm video dưới đây nhé

Đây là một thị trường hấp dẫn để kiếm lời những bạn cũng cần chuẩn bị kiến thức vững vàng trước khi tham gia vào CFD. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tại fxlagi.com. 

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về giao dịch CFD

Có, giao dịch CFD có rủi ro cao. CFD là một loại giao dịch tương đối mới và rất phức tạp, vì vậy có thể dễ dàng mắc phải lỗi và thất bại. Nó còn đòi hỏi sự hiểu biết về thị trường và kỹ năng giao dịch, và không phù hợp với tất cả những người muốn giao dịch.

Giao dịch CFD và chứng khoán khác nhau như sau:

Đối tượng giao dịch: Chứng khoán là mua bán cổ phiếu của công ty, trong khi CFD là giao dịch theo tương lai của các mã chứng khoán, hàng hóa, ngoại tệ hoặc chỉ số.

Sự tương tác với tài sản: Khi giao dịch chứng khoán, bạn sẽ sở hữu cổ phiếu của công ty, trong khi giao dịch CFD chỉ tương tác với giá của tài sản mà bạn giao dịch.

Rủi ro: Giao dịch CFD có thể đòi hỏi việc đầu tư lớn hơn và có rủi ro cao hơn so với giao dịch chứng khoán.

Kỹ năng giao dịch: Giao dịch CFD yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và kỹ năng giao dịch cao hơn, trong khi giao dịch chứng khoán có thể dễ dàng hơn.

Giao dịch CFD có thể mang lại lợi nhuận cao hơn chứng khoán, nhưng cũng có thể dẫn đến thất bại và lỗi lớn hơn. Vì CFD là một loại giao dịch rất phức tạp và có rủi ro cao, nên giao dịch CFD yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và kỹ năng giao dịch cao hơn. Chỉ nên giao dịch CFD nếu bạn có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực và sẵn sàng chịu rủi ro cao.

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của mỗi người, sàn giao dịch CFD được ưa chuộng nhất có thể khác nhau. Tuy nhiên, một số sàn giao dịch CFD được coi là khá nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bao gồm:

- XTB
- IG
- eToro
- CMC Markets
- Plus500
Lưu ý: Tôi khuyên bạn nên thận trọng trong việc chọn sàn giao dịch và phải tìm hiểu kỹ về sàn giao dịch trước khi đầu tư.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Sàn giao dịch uy tín

Sàn XTB

Sàn uy tín được cấp phép
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn XM

Nội dung nghiên cứu xuất sắc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn Exness

Hơn 12 năm hoạt động
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn ICMarkets

Sàn giao dịch đến từ Úc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Có thể bạn quan tâm...

Mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu, đầu tư Quỹ ETF hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
Mở tài khoản và đầu tư hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
DMCA compliant image