Hướng dẫn nhận diện và cách giao dịch biểu đồ nêm hiệu quả

Khám phá ngay để được hướng dẫn chi tiết cách nhận diện biểu đồ nêm chính xác để thực hiện được những giao dịch hiệu quả nhất!

Nếu bạn là một nhà đầu tư ưa chuộng những cuộc giao dịch theo style hành price action, thì có lẽ bạn không còn xa lại gì với các biểu đồ nêm. Mặc dù là một mô hình giá đã giúp các trader thực hiện được nhiều giao dịch thành công, nhưng mô hình cái nêm khá khó nhận diện và hay bị nhầm với mô hình tam giác

Xem ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết cách nhận diện biểu đồ cái nêm chính xác nhất.

Đồng thời, chúng tôi còn giới thiệu đến bạn về các loại biểu đồ nêm và cách thực hiện giao dịch hiệu quả khi dạng biểu đồ này xuất hiện.

Biểu đồ nêm là gì?

Biểu đồ nêm (hay còn gọi là mô hình cái nêm – tiếng Anh là Wedge Pattern) là biểu đồ xuất hiện sau một xu hướng lên hoặc xuống, báo hiệu khả năng quay ngược chiều hoặc tiếp tục của xu hướng trước đó.

Trong thực tế, mô hình tam giác có hình dáng tương tự với mô hình cái nêm. Vì lý do đó, nhiều nhà đầu tư vẫn thường nhầm  2 dạng mô hình/biểu đồ này với nhau.

Trong các trường hợp thường gặp, cấu trúc của biểu đồ cái nêm sẽ xuất hiện hai đường, đường hỗ trợ bên thấp hơn, đường kháng cự bên cao hơn và có cùng độ dốc lên hoặc xuống, hội tụ tại một điểm để tạo thành hình nêm.

Giá di chuyển trong một biểu đồ cái nêm với phạm vi biến động hẹp dần theo thời gian. Khi khoảng cách thu hẹp đến một mức độ nhất định, sẽ xuất hiện một điểm phá vỡ theo hướng tăng hoặc giảm.

Nếu giá breakout theo hướng đi lên,  thì đó là xu hướng tăng và nếu giá breakout theo hướng đi xuống, thì đó là xu hướng giảm. Bạn chưa chắc chắn hãy xem qua: Quy luật 3 cây nến căn bản Forex nhé. 

Ý nghĩa biểu đồ nêm

Biểu đồ nêm thường được sử dụng để thể hiện tỷ lệ các phần tử trong một tổng số như:

  • Tỷ lệ các sản phẩm bán được trong một thời gian
  • Tỷ lệ các khách hàng thuộc nhóm tuổi tương ứng
  • Tỷ lệ các chi phí trong một doanh nghiệp
  • Tỷ lệ các loại hình tài chính trong một quỹ

Trong Forex (tỷ giá hối đoái), biểu đồ nêm có thể được sử dụng để thể hiện tỷ lệ giữa các loại tiền tệ khác nhau đang giao dịch trên thị trường.

Ví dụ, một biểu đồ nêm có thể thể hiện tỷ lệ giữa USD, EUR, JPY, GBP và các loại tiền tệ khác trong tổng số tiền giao dịch trên thị trường Forex.

Biểu đồ nêm có thể giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và các yếu tố đang ảnh hưởng đến tỷ giá của các loại tiền tệ. Nó cũng có thể giúp người giao dịch quyết định các chiến lược giao dịch hợp lý hơn.

Phân loại các dạng biểu đồ nêm

Mô hình cái nêm có ba dạng biểu đồ chính tương ứng với các dấu hiệu dự báo khác nhau về hướng biến động của giá. Chi tiết các dạng như sau:

Biểu đồ nêm mở rộng

Mô hình cái nêm mở rộng (Tiếng anh gọi là Broadening Wedge) là một ví dụ độc đáo của mô hình cái nêm. Dấu hiệu nhận dạng của biểu đồ này hình này là biên độ biến động giá mở rộng theo hướng từ trái sang phải.

Các đường hỗ trợ và kháng cự có thể đi theo một trong 2 hướng: Dốc đi lên hoặc dốc đi xuống.

Đây là khi cả người mua và người bán đều xuất hiện sự suy giảm. Đó là dấu hiệu đảo chiều khi giá có thể biến động chuyển từ tăng sáng giảm và ngược lại.

Biểu đồ cái nêm mở rộng
Biểu đồ cái nêm mở rộng

Biểu đồ nêm mở rộng được cấu thành ở điểm đáy của xu hướng đi xuống của giá hoặc ở đỉnh của xu hướng đi lên của giá. Nhưng theo thực tế của thị trường ngoại hối ngày nay, trường hợp biểu đồ cái nêm thường hình thành vào cuối xu hướng đi lên.

Biểu đồ nêm mở rộng cho phép người xem có thể nhìn thấy chi tiết hơn về các loại tiền tệ và tỷ lệ giữa chúng trong tổng số tiền giao dịch trên thị trường Forex.

Đồng thời có thể giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và các yếu tố đang ảnh hưởng đến tỷ giá của các loại tiền tệ.

Biểu đồ nêm tăng

Biểu đồ nêm tăng (tiếng Anh là Rising Wedge) có đặc điểm nhận dạng nổi bật của mô hình cái nêm tăng là hai đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên và hội tụ tại một điểm phía trên thân nến một chút.

Biểu đồ này có thể hình thành theo sau một xu hướng đi lên hoặc xu hướng đi xuống, nhưng khi giá bắt đầu phá vỡ và thoát ra khỏi mô hình, giá sẽ có xu hướng di chuyển theo hướng ngược lại của cái nêm.

Ngoài ra, một điều kiện cần thiết của biểu đồ cái nêm là giá phải chạm vào mỗi đường xu hướng (trending line) tối thiểu 2 lần, có nghĩa là là ít nhất phải có 4 giao điểm. 

Biểu đồ cái nêm tăng
Biểu đồ cái nêm tăng

Biểu đồ nêm tăng hình thành trong một xu hướng đi lên, với các đỉnh tiếp theo có giá cao hơn so với các đỉnh trước đó. Nhưng độ dốc của cái sau so với cái trước sẽ thấp hơn độ dốc của cái sau so với cái trước.

Nói một cách đơn giản, độ dốc của đường kháng cự thấp hơn của đường hỗ trợ. Điều này cho thấy số lượng mua đang suy giảm dần đi trong khi số lượng bán đang dần phát triển nhanh hơn.

Tại một thời điểm nhất định, khi lực bán ra đạt đến ngưỡng cho phép, giá sẽ breakout và thoát ra khỏi vùng hỗ trợ theo hướng đi xuống và bắt đầu một xu hướng giá hạ xuống rất mạnh.

Ngược lại, nếu mô hình cái nêm tăng hình thành sau một xu hướng giảm, điều đó cho thấy thị trường đang nghỉ ngơi sau một đợt giá hạ dài hạn hoặc ngắn hạn.

Tại thời điểm đó, lực mua trên thị trường sẽ khá yếu, người bán sẽ lợi dụng đà đẩy mức giá hạ thấp hơn. Trước khi những người bán tập hợp đủ sức mạnh, giá sẽ phá vỡ ra khỏi mức hỗ trợ và tiếp tục giảm.

Biểu đồ nêm tăng mang lại ý nghĩa là các nhà giao dịch và nhà đầu tư tin tưởng rằng giá của các loại tiền tệ trên thị trường sẽ tăng lên trong tương lai gần. Các nhà giao dịch thường sẽ chú ý đến các yếu tố như tình hình kinh tế, tình hình chính trị, và các chỉ số tài chính để đưa ra quyết định giao dịch.

Biểu đồ nêm tăng có thể giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và các yếu tố đang ảnh hưởng đến giá của các loại tiền tệ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biểu đồ nêm chỉ là một trong nhiều yếu tố được xem xét trong quyết định giao dịch và không phải lúc nào cũng chính xác.

Biểu đồ nêm giảm

Biểu đồ nêm giảm (tiếng Anh là Falling Wedge) bao gồm hai đường hỗ trợ và kháng cự dốc xuống cắt nhau ở điểm hướng xuống phía dưới của mô hình. Với dạng biểu đồ này, giá sẽ breakout và thoát ra theo hướng quay ngược lại với độ dốc của nêm.

Tương tự như mô hình cái nêm tăng, mô hình cái nêm giảm cũng có thể hình thành ở cuối xu hướng giảm giá hoặc xu hướng tăng giá.

Biểu đồ cái nêm giảm
Biểu đồ cái nêm giảm

Trong trường hợp biểu đồ cái nêm giảm hình thành sau một xu hướng đi lên, hai đường xu hướng (trendline) giảm theo hướng xuống chỉ biểu thị sự tạm ngưng trên thị trường.

Đây là khi mà một số nhà đầu tư chốt lời sau một đợt phục hồi mạnh mẽ và cảm thấy họ đã đạt được lợi nhuận như mong muốn.

Tại thời điểm này, lực bán bắt đầu xuất hiện nhưng chưa đủ mạnh, phe mua duy trì gây áp lực để tăng giá. Trước khi lực mua đủ sức mạnh, giá sẽ breakout đường kháng cự và tăng mạnh để tiếp tục xu hướng tăng ban đầu.

Mặt khác, sự xuất hiện của biểu đồ cái nêm giảm sau một xu hướng đi xuống báo hiệu khả năng đảo chiều của giá.

Độ dốc của đường kháng cự lớn hơn độ dốc của đường hỗ trợ cho thấy lực bán đang suy giảm dần, sau đó khi lực mua đủ sức mạnh, giá sẽ phá vỡ và vượt qua vùng kháng cự và quay ngược chiều đi lên, mở ra một xu hướng tăng mạnh

Lưu ý rằng giống như biểu đồ nêm tăng, mô hình cái nêm giảm phải có ít nhất 2 điểm giá tiếp xúc với mỗi đường kháng cự và hỗ trợ.

Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với biểu đồ nêm

Yêu cầu quan trọng đầu tiên để giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm là bạn cần xác định được hướng biến động của giá trước khi biểu đồ hình thành.

Tiếp theo đó, bạn cần vẽ một mẫu trên biểu đồ bằng cách nối 2 đỉnh cao để có đường kháng cự và nối 2 đáy thấp hơn để phác họa đường hỗ trợ.

Thao tác cuối cùng cũng là thao tác đóng vai trò quan trọng nhất, các nhà đầu tư cần xác định điểm nhập lệnh, mức cắt lỗ và mức chốt lời theo từng dạng biểu đồ.

Để bạn hiểu rõ hơn về các thao tác này, các mục dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình giao dịch cụ thể bằng biểu đồ cái nêm.

Bước 1: Nhận định hướng đi của xu hướng

Các nhà đầu tư cần xem xét biểu đồ giá để nhận định hướng đi của xu hướng trước đó là đi lên hay hạ xuống.

Bên cạnh đó, các công cụ của đường xu hướng, kênh giá hoặc phân tích các khung thời gian lớn hơn có thể được ứng dụng để xác định hướng đi của xu hướng.

Bước 2: Phác họa biểu đồ nêm

Để phác họa mô hình cái nêm, nhà đầu tư có thể áp dụng đường xu hướng đi qua các điểm đỉnh và đường xu hướng đi qua đáy.

Sau đó đánh giá xem đó là mô hình cái nêm tăng hoặc mô hình nêm giảm hoặc nêm mở rộng.

Bước 3: Nhận định điểm nhập lệnh

Bạn có thể nhận định điểm nhập lệnh theo 2 cách, dựa vào nhu cầu và khả năng của mình, các nhà đầu tư sẽ đưa ra lựa chọn cách nhập lệnh phù hợp nhất.

Cách 1: Nhập lệnh ngay khi giá bắt đầu phá vỡ. Chi tiết hơn, các nhà đầu tư nhập lệnh khi giá bắt đầu breakout và thoát ra khỏi ngưỡng kháng cự của mô hình cái nêm giảm và ngưỡng hỗ trợ của mô hình nêm tăng.

Cách 2: Đợi một cây nến xác nhận xuất hiện sau cây nến breakout, sau đó nhập lệnh khi cây nến xác nhận trước đạt tới điểm của mức giá đóng cửa. 

Nến xác nhận sẽ giảm nếu đó là một mô hình cái nêm tăng và ngược lại nến xác nhận sẽ tăng nếu đó là một mô hình cái nêm giảm. Phương pháp này được khuyến nghị áp dụng dành cho những nhà đầu tư mới. Mặc dù lợi nhuận không cao như phương pháp được nêu ở cách 1, nhưng nó an toàn và hạn chế được các rủi ro. 

Chú ý: Trong quá trình thực hiện giao dịch, các nhà đầu tư nên kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật tiên tiến với mô hình cái nêm để xác nhận dấu hiệu quay ngược chiều như: mô hình nến đảo chiều, chỉ báo kỹ thuật,…

Bước 4: Nhận định điểm cắt lỗ – chốt lời 

Điểm chốt lời - cắt lỗ trong mô hình nêm
Điểm chốt lời – cắt lỗ trong mô hình nêm

Cắt lỗ: Trader có thể đặt lệnh dừng lỗ ngay trên điểm đỉnh cao nhất của biểu đồ cái nêm tăng. Đối với mô hình cái nêm giảm, trader cần đặt lệnh stop loss ở dưới cùng của đáy gần điểm đặt lệnh.

Chốt lời: Nếu mô hình diễn ra đúng, giá sẽ di chuyển lên hoặc xuống với lực nhỏ nhất bằng độ rộng của nêm. Vì vậy, điểm chốt lời lý tưởng là khoảng cách giữa chiều rộng của cái nêm và điểm phá vỡ.

Trên đây là hướng dẫn về cách nhận dạng và cách giao dịch hiệu quả của biểu đồ nêm. Tuy nhiên, cũng như những dạng biểu đồ/mô hình khác, mô hình cái nêm luôn tồn tại rủi ro và không đảm bảo 100% độ chính xác.

Do đó, các nhà đầu tư cần tỉnh táo trong mọi giao dịch để đưa ra nhận định chuẩn xác và thu về lợi nhuận lớn nhất. Chúc các nhà đầu tư thành công trong thời gian tới! 

Bài viết này nằm trong chuỗi Seri Nến Nhật và các mô hình nến Nhật

Những lưu ý khác

Khi giao dịch với biểu đồ nêm trong Forex, cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

  • Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá của tiền tệ của quốc gia đó. Vì vậy, nên chú ý đến các tin tức kinh tế quan trọng và các chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất, và tỷ lệ công nợ.
  • Tình hình chính trị: Tình hình chính trị của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến giá của tiền tệ của quốc gia đó. Vì vậy, nên chú ý đến các tin tức chính trị quan trọng và các cuộc bầu cử.
  • Các chỉ số tài chính: Chỉ số tài chính như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ công nợ, và tỷ lệ thất nghiệp có thể giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của một quốc gia và các yếu tố đang ảnh hưởng đến giá của tiền tệ của quốc gia đó.
  • Đồng tiền: Nếu hai đồng tiền có mối quan hệ mạnh, thì giá của một đồng tiền có thể bị ảnh hưởng bởi giá của đồng tiền khác.
  • Sử dụng các công cụ phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích như biểu đồ, chỉ số, và thống kê để giúp đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.
  • Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là rất quan trọng trong giao dịch Forex. Để tránh rủi ro, nên sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro như hạn chế số tiền giao dịch trong mỗi lần và sử dụng các kỹ thuật stop loss.

Những thắc mắc thường gặp khi ứng dụng biểu đồ nêm

Dưới đây là các thắc mắc mà nhiều nhà đầu tư gặp phải trong quá trình ứng dụng mô hình cái nêm.

Loader image

Một mô hình nêm thường hình thành sau một xu hướng đi lên hoặc đi xuống mạnh mẽ và bắt đầu giảm xuống trong một thị trường tích lũy, chờ đợi sự phá vỡ của một trong hai đường xu hướng. Khi đó, chúng ta sẽ nhập lệnh mua bán.

Trường hợp này không bao giờ xảy trong biểu đồ cái nêm

Rủi ro với các Mô hình đó là Fake Breakout và Breakout Mô hình theo hướng tỷ giá tăng chính vì vậy các bạn bắt buộc phải đặt mức dừng lỗ tự động hay còn gọi Stop Loss nếu không muốn bị cháy tài khoản.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới nhất

Sàn giao dịch uy tín

Sàn XTB

Sàn uy tín được cấp phép
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn XM

Nội dung nghiên cứu xuất sắc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn Exness

Hơn 12 năm hoạt động
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Sàn ICMarkets

Sàn giao dịch đến từ Úc
Mở tài khoản hoặc Xem đánh giá

Có thể bạn quan tâm...

Mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu, đầu tư Quỹ ETF hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
Mở tài khoản và đầu tư hay gửi tiết kiệm chỉ từ $10 tại XTB
DMCA compliant image